Logo
hotline Hotline: - 0985 510 188

Tiêu chuẩn sơn kết cấu thép tại Việt Nam

Calender Ngày đăng: 15:56 19/03/2019
Calender Lượt xem: 2.316
Cỡ chữ minus plus

Sơn kết cấu thép là sơn để bảo vệ kết cấu thép. Để có thể phát huy hết hiệu quả của mình, đã có tiêu chuẩn sơn kết cấu thép được xây dựng và áp dụng cho việc thi công này. Tham khảo tiêu chuẩn Việt Nam về sơn kết cấu thép trong bài viết dưới đây.

Tiêu chuẩn sơn kết cấu thép 1

Tiêu chuẩn sơn kết cấu thép

TCVN 9276:2012 là tiêu chuẩn Quốc gia về Sơn phủ bảo vệ kết cấu thép do Viện khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ giao thông vận tải đề nghị, Bộ khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định và công bố.

(Trong bài viết này, sơn chống cháy SHi xin phép chia sẻ tóm tắt các tiêu chí để kiểm tra tiêu chuẩn sơn kết cấu thép. Tiêu chuẩn đầy đủ đã được công bố, nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết có thể dễ dàng tìm đọc)

1. Tiêu chuẩn về Điều kiện bề mặt 

Những vật liệu, tạp chất như vết hàn, dầu mỡ, nấm mốc,... có thể ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của lớp phủ. Do đó, cần phải quan sát và xử lý bề mặt kỹ càng trước khi tiến hành sơn phủ.

Các phương pháp kiểm tra bao gồm: quan sát trực tiếp, lau bằng giẻ sạch, dùng kính phóng đại.

► Tham khảo thêm: Tiêu chuẩn làm sạch bề mặt kim loại


2. Tiêu chuẩn về Điều kiện môi trường

Tiêu chuẩn sơn kết cấu thép 2

Điều kiện môi trường phải nằm trong giới hạn cho phép, không ảnh hưởng đến sự bám dính và tạo màng sơn. CÁc yếu tố cần quan tâm bao gồm: Nhiệt độ không khí, Nhiệt độ bề mặt thép, Hướng & Tốc độ gió, Điểm sương RH, Độ ẩm.

Phương pháp kiểm tra bao gồm quan sát trực tiếp, dùng nhiệt độ (đo nhiệt độ không khí và bề mặt thép), Ẩm kế, thiết bị đo gió...

Ở nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, sơn không thể khô hoàn toàn và cũng không thể có màng sơn tốt khi sơn trên bề mặt ẩm.

Nhiệt độ thời tiết thấp nhất là 5 độ C (trừ các trường hợp đặc biệt có thể đến -18 độ C).

Nhiệt độ cao nhất cho bề mặt là 50 độ C. Bề mặt quá nóng sẽ làm cho dung môi sơn bay hơi quá nhanh dẫn đến gia công khó khăn, phồng rộp hay xốp màng sơn. 

Độ ẩm cao có thể ảnh hưởng tới quá trình đóng rắn của màng sơn. Vì vậy, không thể thi công dưới trời mưa, tuyết hay sương mù.

3. Tiêu chuẩn An toàn lao động

Một số quy tắc về an toàn cũng giúp bổ trợ cho quá trình sơn. Người thi công sơn kết cấu thép cần mặc quần áo bảo hộ, mặt nạ chống độc, kính bảo hộ, bảo hộ tai... theo tiêu chuẩn an toàn của OSHA và theo quy định của Việt Nam.

4. Tiêu chuẩn Kiểm định về Làm sạch & Xử lý bề mặt

Trước khi thi công thì bề mặt cần được làm sạch và xử lý phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. Tất cả chất bẩn, bụi, gỉ sét,dầu mỡ... cần phải làm sạch. Quá trình làm sạch bề mặt thép được thực hiện bằng phương thức như làm sạch tay, khí nén, phun cát, dung môi...

Bề mặt sau khi đã làm sạch bằng phun cát phải được sơn lót ngay trong ngày, thích hợp nhất là trong khoảng thời gian 8 h sau khi phun cát làm sạch, hoặc trước khi chưa có bất kỳ vết gỉ nào xuất hiện. Nếu xuất hiện gỉ hoa trên bề mặt thì phải phun cát làm sạch lại.

5. Tiêu chuẩn Kiểm định thi công sơn

Tiêu chuẩn sơn kết cấu thép 3

Có nhiều yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng thi công sơn.
  • Thời gian chuẩn bị bề mặt đến khi sơn

  • Độ nhớt của sơn

  • Kiểm tra không khí nén

  • Điểm bao phủ bảo vệ

  • Độ sạch của không khí xung quanh

  • Nhiệt độ và độ ẩm không khí trong quá trình sơn

  • Quá trình pha trộn sơn

  • Độ dày màng sơn ướt - khô

  • Thời gian sơn lại

  • Làm sạch lớp sơn

  • Khuyết tật màng sơn

  • ...

Trong đó, cần chú ý yếu tố độ dày màng khô là quan trọng nhất vì độ dày màng khô quyết định trực tiếp đến khả năng bảo vệ kết cấu thép.

Thiết bị kiểm tra gồm: cốc đo độ nhớt, bàn thấm trắng, ẩm kế, thiết bị đo độ dày màng, thiết bị xác định lỗ khuyết màng,...

Trên đây là những tóm tắt về tiêu chuẩn sơn kết cấu thép mà sơn chống cháy SHi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về sơn kết cấu thép và đảm bảo tiêu chuẩn trong quá trình thi công.